简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Tìm hiểu tác động của biến động thuế quan toàn cầu đối với thị trường Forex, nền kinh tế và cơ hội đầu tư tài chính trong bài viết này.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang loay hoay ổn định sau các cú sốc hậu đại dịch và xung đột địa chính trị, một làn sóng căng thẳng mới lại nổi lên – lần này bắt đầu từ chính sách thuế nhập khẩu đầy quyết liệt của Mỹ. Tổng thống Donald Trump đang khởi động một chiến dịch thuế quan với mục tiêu “định hình lại thương mại toàn cầu” theo hướng có lợi hơn cho nước Mỹ.
Không chỉ là những con số hay luật thuế, đây thực sự là cuộc tái cấu trúc sức mạnh kinh tế, mà thị trường tài chính – đặc biệt là thị trường Forex – là nơi đầu tiên cảm nhận những rung lắc này.
Diễn biến của cuộc chiến thương mại toàn cầu
Giai đoạn 1: Những gì đã xảy ra
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” (Liberation Day), công bố loạt biện pháp thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi sự “lệ thuộc thương mại”, mở đầu cho giai đoạn căng thẳng thương mại mới.
Cụ thể:
- Từ 5/4, Mỹ chính thức áp thuế 10% cơ bản lên tất cả hàng hóa nhập khẩu, trừ Canada và Mexico.
- Từ 9/4, chính quyền Trump tiếp tục áp dụng thuế đối ứng lên đến 145% với hàng hóa Trung Quốc, và từ 20% đến 50% với hơn 60 quốc gia khác, bao gồm cả các đồng minh như EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Ngày 10/4, Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn trong 90 ngày việc áp thuế với hơn 70 quốc gia, với lý do tạo không gian cho đàm phán thương mại song phương.
Giai đoạn 2: Những gì đang diễn ra
Hiện tại, tình hình đang ở trạng thái “căng như dây đàn”:
- Chỉ có 57 quốc gia trong số hơn 70 nước được hoãn thuế bày tỏ thiện chí đàm phán. Phần còn lại – bao gồm Trung Quốc, Đức và Pháp – vẫn giữ lập trường cứng rắn.
- Trung Quốc đã chính thức kêu gọi Mỹ hủy bỏ toàn bộ thuế quan đơn phương, đồng thời vận động các quốc gia khác phản ứng tập thể nhằm bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu.
- Các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã đưa ra cảnh báo về tác động nghiêm trọng của cuộc chiến thuế này. Theo báo cáo cập nhật tháng 4/2025, tăng trưởng toàn cầu năm nay có thể giảm từ 3.3% xuống chỉ còn 2.8%, chủ yếu do rủi ro địa chính trị và thương mại.
Tổng Giám đốc IMF - Bà Kristalina Georgieva
Nếu như dự báo của IMF thành sự thật thì các hoạt động kinh doanh của thế giới sẽ chậm lại khi người tiêu dùng mua ít hơn, doanh nghiệp đầu tư ít hơn, kéo theo sự suy giảm lợi nhuận, giảm thu nhập và dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Và để hiểu rõ hơn vì sao cuộc chiến này lại bắt đầu thì chúng ta phải đi tìm hiểu những lý do đằng sau nó.
Vì sao Trump quyết định đánh thuế?
Theo các phân tích gần đây, chính quyền Trump đang theo đuổi ít nhất 4 mục tiêu chiến lược:
1. Tái công nghiệp hóa nước Mỹ
Dưới khẩu hiệu “Make America Great Again”, ông Trump muốn khôi phục ngành sản xuất trong nước – vốn đã suy giảm trong nhiều thập kỷ. Theo McKinsey, mặc dù sản xuất hiện chỉ chiếm khoảng 11% GDP Mỹ, nó lại là trụ cột cho xuất khẩu khi nó chiếm đến 60% xuất khẩu, 30% tăng năng suất, và 70% chi tiêu R&D, cho thấy ngành sản xuất là xương sống của đổi mới và cạnh tranh.
2. Giảm thâm hụt thương mại
Mỹ từ lâu đã tiêu dùng nhiều hơn sản xuất, dẫn đến thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Trong năm 2024, thâm hụt này dù đã giảm còn khoảng 900 tỷ USD (từ mức 1.1 nghìn tỷ USD năm trước), nhưng vẫn là con số đáng lo ngại. Việc đánh thuế là một cách để Mỹ hạn chế nhập khẩu, kích thích tiêu dùng hàng nội địa.
3. Gây sức ép lên Trung Quốc và các nền kinh tế lớn
Với mức thuế lên tới 145% với hàng hóa từ Trung Quốc, Mỹ đang gửi thông điệp cứng rắn tới Bắc Kinh. Đây không chỉ là câu chuyện thương mại, mà còn là sự cạnh tranh chiến lược về công nghệ, chuỗi cung ứng và quyền lực địa chính trị.
4. Thu hút đầu tư trở lại Mỹ
Khi chi phí xuất khẩu sang Mỹ tăng cao, các tập đoàn đa quốc gia sẽ phải cân nhắc việc xây dựng nhà máy ngay trong lãnh thổ Mỹ để tránh thuế. Điều này có thể tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và củng cố sức mạnh kinh tế nội địa.
Bên cạnh đó, việc Trump theo đuổi chính sách bảo hộ, nếu tiếp tục kéo dài, sẽ dẫn đến sự phân cực trên thị trường ngoại hối:
- Đồng USD đã tăng hơn 1.8% trong đầu tháng 4 do giới đầu tư đổ tiền về Mỹ – một phản ứng quen thuộc trong thời điểm bất ổn (gọi là “dòng tiền trú ẩn”).
- Cặp USD/CNH (đô la Mỹ – nhân dân tệ Trung Quốc) vượt mốc 7.30, mức cao chưa từng thấy kể từ 2023 – do lo ngại chiến tranh thương mại sẽ làm kinh tế Trung Quốc chững lại.
- Các cặp như EUR/USD, GBP/USD cũng suy yếu vì châu Âu và Anh đều bị Mỹ áp thuế – khiến nhà đầu tư né các đồng tiền này.
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Giai đoạn 3: Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới?
Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, thị trường Forex nói riêng và tài chính toàn cầu nói chung sẽ đối mặt với những bước ngoặt quan trọng:
- Hết thời hạn 90 ngày hoãn thuế: Nếu Mỹ áp thuế toàn diện trở lại, nhiều cặp tiền hàng hóa như AUD/USD, NZD/USD, USD/CAD có thể biến động mạnh do ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Hội nghị G7 (cuối tháng 5): Bất kỳ tuyên bố nào tại đây đều có thể kích hoạt sóng lớn trong các cặp tiền liên quan đến EUR, JPY hoặc CHF.
- Cập nhật chỉ số CPI, dữ liệu thương mại của Mỹ trong tháng 5-6: Nếu lạm phát cao, Fed có thể giữ lãi suất ở mức cao hơn kỳ vọng, hỗ trợ USD tăng thêm.
Nhà đầu tư Forex cần duy trì chiến lược quản trị rủi ro linh hoạt, tránh giao dịch theo cảm xúc và theo dõi sát lịch kinh tế cùng tin tức chính sách toàn cầu.
Kết luận
Hiện tại, cuộc chiến thuế quan đang dần chuyển mình thành một cuộc đấu quyền lực địa kinh tế. Và khi các chính sách lớn được đưa ra, thị trường Forex chính là nơi đầu tiên cảm nhận được những tác động này – trước cả thị trường chứng khoán hay bất động sản.
Nhà đầu tư, đặc biệt là trader Forex, cần luôn ở trong trạng thái sẵn sàng. Những công cụ giúp bạn cập nhật tin tức chính xác, kiểm tra độ uy tín sàn giao dịch, và phân tích rủi ro thị trường sẽ là tấm khiên bảo vệ trong thời kỳ bất ổn.
Giao dịch Forex trong thời kỳ bất ổn? Hãy để WikiFX hỗ trợ bạn, với WikiFX, bạn có thể:
- Kiểm tra giấy phép và độ uy tín của hơn 66.000 sàn Forex toàn cầu
- Theo dõi tin tức kinh tế, chính sách tiền tệ và dữ liệu vĩ mô mới nhất
- Nhận cảnh báo rủi ro sớm để không bị cuốn vào các sàn lừa đảo hoặc thị trường biến động bất thường
Hãy chọn WikiFX – nền tảng giúp bạn giao dịch thông minh hơn, an toàn hơn, giữa cơn sóng lớn mang tên “thuế quan toàn cầu”.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Tìm hiểu về những hành vi lừa đảo của sàn NPBFX tại Việt Nam qua các bằng chứng và lời tố cáo của nhà đầu tư. Cảnh báo về chương trình bonus ảo, bot giao dịch gây cháy tài khoản và chiến thuật chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Sau 15 năm thống trị, MT4 dần nhường chỗ cho MT5 với khối lượng giao dịch vượt trội. Tìm hiểu lý do các sàn lớn chuyển đổi và cách WikiFX giúp trader thích ứng thông minh.
Một trader Việt đã phải trả giá đắt vì bỏ qua tài khoản demo khi giao dịch XAU/USD tại KCM Trade. Đọc ngay để hiểu vì sao demo là bước sống còn với mọi trader mới.
Khám phá đánh giá WikiFX về sàn forex VT Markets và quỹ VFTradings 2025 – tiềm năng bùng nổ tại Việt Nam với giấy phép uy tín, chi phí cạnh tranh, và chương trình cấp vốn lên đến 200.000 USD cho trader chuyên nghiệp.
OANDA
EC Markets
HFM
IB
Neex
STARTRADER
OANDA
EC Markets
HFM
IB
Neex
STARTRADER
OANDA
EC Markets
HFM
IB
Neex
STARTRADER
OANDA
EC Markets
HFM
IB
Neex
STARTRADER